image banner
Hướng dẫn dẫn kỹ thuật chăm sóc cây cói vụ xuân

Cây cói là cây trồng truyền thống mang lại giá trị kinh tế cho các xã thuộc khu vực nước lợ. Để cây cói có thể phát triển tốt nhất, cho năng xuất và chất lượng cao UBND xã trân trọng đến toàn thể nhân dân hướng dẫn chăm sóc cây cói như sau:

1. Chăm sóc.

1.1 Làm đất lần đầu trước khi trồng

Nông dân nên cày sâu 18-20cm, tiếp tục bừa vỡ rồi cho nước vào xăm xắp vài hôm để cỏ mọc, sau đó bừa nhuyễn rồi cho nước ngập 20-25cm ngâm 7-10 ngày. Tiếp tục cày lật ở độ sâu 13-15cm, bừa vỡ lại cho nhừ cỏ, tiếp tục cho nước ngập 10-15cm trong 7-10 ngày sau đó rút nước bừa lại cho phẳng mặt ruộng. Trên mặt ruộng, vét một rãnh nhỏ rộng 30cm, sâu 10 - 15cm. Ngoài ra, xung quanh ruộng cũng làm nhong để thuận cho tưới tiêu và hạn chế cỏ dại lây lan vào ruộng.

1.2 Tưới tiêu

Thời kỳ đâm tiêm, đẻ nhánh, ruộng cói cần được giữ ẩm thường xuyên, đảm bảo cói đẻ nhánh khỏe, gốc trắng, phẩm chất tốt. Mực nước ở ruộng cói thời kỳ này nên để từ 4 - 5cm. Thời kỳ vươn cao, mực nước cần được duy trì ở mức 2 - 3cm, trong thời kỳ này, cây cói chịu mặn yếu nên nguồn nước tưới cho cói trong thời kỳ này yêu cầu độ mặn từ 0,08 – 0,25% thì cói sinh trưởng tốt. Thời kỳ thu hoạch, nước cần được rút ra khỏi ruộng trước 10 - 15 ngày. Thời kỳ cói chín cần giữ ẩm, nếu chưa thu hoạch nên để mực nước 3 - 5cm.

1.3 Bón phân

Cây cói cần được bón nhiều phân, nhất là phân đạm tuy nhiên bón cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng mới cây cói mới sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.

Muốn bón phân cho cói có hiệu quả cần căn cứ vào tính chất đất, tình hình sinh trưởng của cây và sản lượng thu hoạch hàng năm.

Thời điểm và lượng phân bón:

Bón thúc lần 1: Thúc đâm tiêm, đẻ nhánh.

+ Phân đơn: Đạm Urê: 7 - 10kg; Kali Clorua: 1 - 1,5kg Hoặc bón các loại phân hỗn hợp có hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Bón thúc lần 2: Thời điểm cây cói cao 40 - 45 cm.

+ Phân đơn: Đạm Urê: 7 - 10kg; Kali Clorua: 1 - 1,5kg

Hoặc bón các loại phân hỗn hợp có hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp vBón thúc lần 3: Thúc vươn cao tạo năng suất

+ Phân đơn: Đạm Urê: 5 - 7kg; Kali Clorua: 0,5 - 0,8kg Hoặc bón các loại phân hỗn hợp có hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp.

Lưu ý:

+ Trộn đều các loại phân trước khi bón, đạm Urê nên chọn loại hạt to hoặc đạm vàng có hoạt chất Agrotain để hạn chế khả năng thất thoát đạm.

+ Phân NPK nên chọn các loại hạt đều đẹp, không bị vỡ nát.

- Sau khi kết thúc thu hoạch vụ mùa cần triển khai vệ sinh ruộng đồng, làm cỏ, dọn dẹp vệ sinh thủy lợi tưới tiêu.

2. Phòng trừ dịch hại:

2.1 Trừ cỏ

Với ruộng cói mống sau cấy 20-30 ngày làm cỏ lần đầu tiên, tiếp đến dựa theo cỏ nhiều hay ít mà làm cỏ ngay khi có thể( trung bình 1tháng làm 1 lần). Sử dụng trấu bao phủ sau khi làm cỏ sạch có công dụng hạn chế cỏ mọc. Ruộng cói sau khi tiến hành thu hoạch, phải dọn dẹp sạch rác bổi và làm cỏ ngay.

2.2 Sâu, bệnh hại

Đối với cây cói thì các sâu như bọ vòi voi, sâu đục thân,rầy rệp, bệnh đốm vàng, đốm nâu và chuột là các loại dịch hại chính.

Để phòng trừ tốt thì trước hết là phải có hệ thống tưới thoát nước tốt; Dọn vệ sinh đồng ruộng ngay sau thu hoạch và luôn luôn dọn sạch cỏ dại.

Đối với sâu đục thân và vòi voi sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt như Prevathon 0.5GR, Vibam 5G.... để rắc trên ruộng có thể kết hợp với cát để rắc cho thuốc đều trên ruộng hoặc phối trộn với phân viên nén để bón trên ruộng ngay từ đầu vụ và duy trì mực nước 3 - 5cm trên ruộng cói với thời gian 7 – 12 ngày mới cho hiệu quả cao. Ở giai đoạn cói đâm tiêm và vươn cao tiến hành phun thuốc phòng 1-2 lần (nhất là thời kỳ cây tăng trưởng mạnh)

Rầy các loại gây hại nặng vào thời kỳ đẻ nhánh, làm bẹ lá có màu nâu đậm đến thâm đen. Chất thải màu bò hóng bám vào gốc và thân cây. Rầy tập trung ở gốc khóm cói, rầy đẻ trứng vào cây hoặc mép lá, phần gốc. Khi mật độ cao dùng thuốc các loại thuốc có tác dụng tiếp xủa và nội hấp(kết hợp giữa hoạt chất acetamiprid + imidacloprid; acetamiprid + Pymetrozine hoặc thuốc có hoạt chất thiamethoxam).

Bệnh đốm vàng thường xuất hiện từ tháng hai đến tháng ba, dùng thuốc các loại thuốc trị nấm như Ridomil , Alliet có tác dụng nhanh và hiệu quả cao để phòng trừ.

3. Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch cói phải đảm bảo các điều kiện và yêu cầu về độ chín, thời tiết thuận lợi để chế biến đạt chất lượng cao, thuận lợi cho vụ cói sau. Khi tiến hành thu hoạch bảo đảm quy tắc cắt sạch gốc, nhặt sạch bổi, giữ cói tươi để dễ chẻ. Cắt đến đâu giũ sạch bổi đến đấy. Nên thu hoạch vào lúc trời mát. Cách tốt nhất cắt cói vào buổi chiều, chẻ ban đêm, phơi buổi sáng

Tin nổi bật
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND Xã Hồ Vương
Địa chỉ: UBND Xã Hồ Vương
Email:......
Trưởng Ban biên tập: .....; Chức vụ: .......
Ghi rõ nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa xã Hồ Vương hoặc hovuong.thanhhoa.gov.vn khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.

Website được thiết kế bởi VNPT